HIỆP HỘI NƯỚC MẮM VIỆT NAMhttps://hiephoinuocmamvietnam.org.vn/uploads/picture12-300x148.png
Thứ sáu - 08/12/2023 01:427330
Chiều 07/12/2023 tại Hà Nội, Ông Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội Nước mắm Việt Nam đã chủ trì buổi họp Ban Chấp hành mở rộng tổng kết năm 2023 và bàn phương hướng hoạt động năm 2024 của Hiệp hội.
Nội dung của buổi họp nhằm tổng kết công năm 2023 và bàn phương hướng hoạt động năm 2024. Tại cuộc họp, Tổng Thư ký Hiệp hội đã báo cáo kết quả các hoạt động trong năm:
Về tổ chức Hiệp hội:
Trong vòng gần 03 năm hoạt động, Hiệp hội Nước mắm Việt Nam đã xây dựng được bộ máy cơ bản và vận động hội viên tham gia với số lượng lớn:
- Tổ chức có tư cách pháp nhân: 01 (Văn phòng đại diện tại TP. Hà Nội)
- Ban trực thuộc: 06
- Tổ chức cơ sở trực thuộc Hiệp hội: 02 (Chi hội).
+ Khu vực miền Bắc: Chi hội Nước mắm Nam Định.
+ Khu vực miền Trung: Chi hội Nước mắm Khánh Hòa.
- Hội viên: Kế hoạch phát triển hội viên năm 2023 đã được thực hiện tốt, hiện tại số hội viên tập thể và cá nhân của Hiệp hội:
+ Hội viên tập thể : 133.
+ Hội viên cá nhân : 813.
+ Tổng cộng : 946.
Về kết quả hoạt động:
Điểm nhấn trong năm qua là Hiệp hội đã tổ chức và phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức nhiều sự kiện:
- Ngày 21/11/2023, đại diện Hiệp hội đã tham dự Hội nghị triển khai công tác thủy sản Việt Nam sau khi Hội được đổi tên từ Hội Nghề cá Việt Nam thành Hội Thủy sản Việt Nam, tại Hội nghị Ông Nguyễn Hữu Dũng, Trưởng Ban khoa học kỹ thuật và Công nghệ Hiệp hội được bổ nhiệm làm Trưởng ban Phát triển thủy sản bền vững của Hội Thủy sản Việt Nam.
- Tọa đàm “Nước mắm Việt – Nâng tầm ẩm thực Việt” (Ngày 30/9/2023) được tổ chức tại Cung thiếu nhi Hà Nội với sự đồng hành của Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam. Tọa đàm nằm trong khuôn khổ chuỗi sự kiện Festival Thu Hà Nội - Ẩm thực Hà Nội từ ngày 29/9-1/10/2023.
Tọa đàm có sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước, diễn giả là các nhà sử học, nhà nghiên cứu ẩm thực, nhà khoa học, nghệ nhân ẩm thực… Sau Tọa đàm, nội dung thông tin đã được đăng tải ngay mang tính thời sự, tuyên truyền về nước mắm với ẩm thực trên các báo lớn và phương tiện thông tin đại chúng trong cả nước.
- Ngày 06/04/2023 Hiệp hội Nước mắm Việt Nam và Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam đã tổ chức thành công Lễ ký kết Kế hoạch phối hợp hành động giữa hai bên.
- Lãnh đạo Hiệp hội Nước mắm Việt Nam cùng hỗ trợ, thực hiện chuỗi hoạt động với chủ đề “Phở Việt - Tinh hoa hội tụ” là sự kiện văn hóa ẩm thực do Báo Tuổi trẻ chủ trì tại Nam Định, trong đó có các địa điểm, gian hàng giới thiệu nước mắm Việt Nam – gia vị chính làm nên thương hiệu Phở Việt.
- Lãnh đạo và hội viên Hiệp hội Nước mắm Việt Nam cũng đã đồng hành với Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam tổ chức Lễ tổng kết “Hành trình tìm kiếm giá trị văn hóa ẩm thực tiêu biểu Việt Nam” tại TP. Hồ Chí Minh, các món ăn được tôn vinh đa số có gia vị chính là nước mắm.
- Đại hội Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam nhiệm kỳ II tại TP. Hồ Chí Minh được tổ chức thành công – Lãnh đạo Hiệp hội nhiệm kỳ mới đồng thời là lãnh đạo Hiệp hội Nước mắm Việt Nam. Vì vậy, các hoạt động giữa hai Hiệp hội luôn được phối hợp chặt chẽ.
- Lãnh đạo Hiệp hội cũng đã tham dự Đại hội Hội Nghề cá Việt Nam nhiệm kỳ V được tổ chức tại Hà Nội. Hiệp hội Nước mắm Việt Nam là thành viên trong Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Hội Nghề cá.
- Ngày 01/07/2023, tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, Lãnh đạo Hiệp hội Nước mắm Việt Nam đã tham dự Lễ ký kết cung ứng dài hạn tỏi Lý Sơn để chế biến sản phẩm nước mắm Nam Ngư ớt tỏi Lý Sơn, Lễ ký kết được thực hiện bởi Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan - thành viên của Hiệp hội Nước mắm Việt Nam và UBND huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Cũng tại sự kiện trên, Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan - Hội viên Hiệp hội đã trao tặng UBND huyện Lý Sơn 500 triệu đồng để cùng chung tay đóng góp vào Chương trình an sinh xã hội của huyện.
Về Kế hoạch năm 2024:
Năm 2023 là năm khó khăn của ngành nước mắm Việt Nam cũng như các ngành hàng khác do các cuộc chiến trên thế giới, do giá cả nguyên liệu, xăng, dầu, điện, nước tăng cao nên Kế hoạch năm 2024 sẽ phải cân nhắc kỹ các hoạt động trước khi triển khai để phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội nói chung và hội viên Hiệp hội nói riêng.
Chủ tịch Hiệp hội cũng nhấn mạnh đặc điểm ngành nước mắm:
- Cơ sở sản xuất chủ yếu là hộ cá thể, gia đình, không có nhiều các cơ sở lớn như ngành khác.
- Đa số cơ sở phương thức hoạt động độc lập, ít liên kết vì nhỏ, lẻ.
- Nhiều cơ sở sản xuất cá thể, số lượng lao động ít, từ hộ gia đình đầu tư, cải tiến thành doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Hầu hết sản xuất thủ công, công cụ truyền thống, không có dây chuyền hiện đại, sản lượng ít, thị trường phân phối hẹp.
Trên cơ sở đó các hoạt động năm 2024 phải rất thiết thực, hỗ trợ hội viên về kiến thức pháp luật, khoa học, về hệ thống quản lý chất lượng HACCP, về sản phẩm, về thị trường, về quảng bá sản phẩm.