Cá biển để sản xuất nước mắm khác cá nuôi là có thể nhiễm các độc tố sinh học trên biển, vấn đề này có được quy định không?

Cá biển để sản xuất nước mắm khác cá nuôi là có thể nhiễm các độc tố sinh học trên biển, vấn đề này có được quy định không?

Trả lời:
Tiêu chuẩn quốc tế về nước mắm quy định rõ: Cá nguyên liệu để sản xuất nước mắm không được chứa các độc tố sinh học biển (như Ciguatoxin, Tetrodotoxin và PSP) với lượng có thể gây nguy cơ đối với sức khỏe con người.

Xin anh/chị cho biết trường hợp nước mắm được làm từ cá nuôi có quy định khác với nước mắm làm từ cá biển không?

Xin anh/chị cho biết trường hợp nước mắm được làm từ cá nuôi có quy định khác với nước mắm làm từ cá biển không?

Trả lời:
Tiêu chuẩn quốc tế cũng quy định đầy đủ, nước mắm sản xuất từ cá nuôi phải tuân thủ các giới hạn dư lượng tối đa về thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi do Codex quy định.

Hiện nay trên thị trường Việt Nam có rất nhiều loại nước mắm, anh/chị cho biết như thế nào được gọi là nước mắm?

Hiện nay trên thị trường Việt Nam có rất nhiều loại nước mắm, anh/chị cho biết như thế nào được gọi là nước mắm?

Trả lời:

Theo định nghĩa của Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Tiêu chuẩn quốc tế về nước mắm): Nước mắm là sản phẩm dịch lỏng trong, không đục có vị mặn của muối và hương của cá thu được từ quá trình lên men hỗn hợp cá và muối.

– Theo định nghĩa của Việt Nam (Tiêu chuẩn quốc gia về nước mắm): Căn cứ tình hình thực tế sản xuất, kinh doanh nước mắm ở Việt Nam, nước mắm được chia hai loại như sau:

+ Nước mắm nguyên chất: Sản phẩm dạng dịch lỏng trong, thu được từ hỗn hợp của cá và muối (chượp chín) đã được lên men tự nhiên trong một khoảng thời gian ít nhất 06 tháng.

+ Nước mắm: Sản phẩm được chế biến từ nước mắm nguyên chất, có thể bổ sung nước muối, đường và phụ gia thực phẩm, có thể được điều chỉnh màu, điều chỉnh mùi.

Codex là gì ?

Codex là gì ?

Trả lời:
Codex là bộ tập hợp các tiêu chuẩn và văn bản liên quan của Uỷ ban Tiêu chuẩn thực phẩm Quốc tế – CAC (Codex Alimentarius Commission) do Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đồng sáng lập vào năm 1963, nhằm xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn thực phẩm (trong đó có phụ gia thực phẩm), các hướng dẫn và quy phạm thực hành về thực phẩm và các tài liệu liên quan.

Vai trò của Codex đối với phụ gia thực phẩm?

Vai trò của Codex đối với phụ gia thực phẩm?

Trả lời:
Riêng phụ gia thực phẩm, Codex ban hành tiêu chuẩn chung về phụ gia thực phẩm (GSFA – Codex Stan 192 – 1995) cùng hệ thống tra cứu nhóm thực phẩm kèm theo các mức tối đa phụ gia thực phẩm.

Việt Nam tham gia Ủy ban Codex quốc tế từ năm nào?

Việt Nam tham gia Ủy ban Codex quốc tế từ năm nào?

Trả lời:
Hiện nay CAC có 188 quốc gia thành viên. Việt Nam tham gia thành viên chính thức của Ủy ban Codex quốc tế từ năm 1989. Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm Việt Nam là tổ chức Quốc gia liên ngành do Bộ Y tế chủ trì, Thứ trưởng  Bộ Y tế là chủ tịch và Văn phòng Ủy ban Codex Việt Nam trực thuộc Cục An toàn thực phẩm chịu trách nhiệm chuyên môn.

Quy trình đưa một chất phụ gia thực phẩm vào danh mục của Codex như thế nào?

Quy trình đưa một chất phụ gia thực phẩm vào danh mục của Codex như thế nào?

Trả lời:
Một chất phụ gia muốn được đưa vào danh mục được sử dụng trong thực phẩm phải trải qua các bước nghiên cứu và đánh giá nghiêm ngặt, khoa học rất tốn kém kinh phí. Phải qua quy trình 8 bước do Ủy ban Codex quy định. Chất phụ gia và mức tối đa trong thực phẩm do Ban kỹ thuật (CCFA) đề xuất; JECFA tổ chức đánh giá; xin ý kiến các quốc gia thành viên và tổ chức quốc tế khác. Sau 2 vòng xin ý kiến và thống nhất thì Ban kỹ thuật (CCFA) trình lên CAC thông qua theo quy tắc đồng thuận.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây