Chương trình “Blue Ocean – Blue Foods – Hành trình xây dựng bể chứa carbon ngành thủy sản”

Thứ ba - 09/07/2024 04:55 281 0
Chiều ngày 6/7 tại Hà Nội, Trung tâm Hợp tác quốc tế Nuôi trồng và Khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS, trực thuộc Hội Thủy sản Việt Nam) phối hợp cùng Công ty Cổ phần Wineco Việt Nam (nhãn hàng JAPIGOODS) tổ chức Lễ ra mắt chương trình “Blue Ocean – Blue Foods – Hành trình xây dựng bể chứa carbon ngành thủy sản”. Tham dự có lãnh đạo Cục Thủy sản, Hội thủy sản Việt Nam, ICAFIS, WinEco và đông đảo các cơ quan truyền thông, báo chí. 
Tại buổi lễ ra mắt chương trình “Blue Ocean – Blue Foods”, ông Lê Thanh Lựu, Giám đốc ICAFIS chia sẻ, nước ta có tiềm năng về nuôi trồng thủy sản, là một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản top đầu thế giới. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải chứng kiến sự suy giảm nghiêm trọng của môi trường. 
Ttoàn cảnh Lễ ra mắt chương trình Blue Ocean – Blue Foods
Các đại biểu tham dự Lễ ra mắt chương trình Blue Ocean – Blue Foods

Hiện nay, nghề nuôi rong biển và hàu đang phát triển như một ngành kinh doanh sinh lời ở các tỉnh ven biển khi chúng được nuôi để làm thực phẩm, chế biến thực phẩm, mỹ phẩm và thuốc, phân bón và phụ gia thực phẩm. Điều quan trọng là đầu tư nuôi rong biển không mất nhiều chi phí về con giống, thức ăn, chúng dễ dàng được trồng canh tác xen ghép với các loại hình nuôi thủy sản khác trên biển như nuôi hàu, cá biển, tôm hùm và giúp tạo môi trường sinh thái cho các loài này phát triển ổn định. Một số nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới đã chỉ ra rằng, rong biển có thể lưu trữ 1.500 tấn khí nhà kính trên mỗi km2. Tốc độ phát triển của rong biển cao gấp 30 – 60 lần so với các loài thực vật trên đất liền, vì vậy có thể hấp thụ rất nhiều CO2, thậm chí nhiều gấp 2,4 lần so với cây cối trên đất liền. Ngoài ra, các chuỗi phân tử dài trong rong biển rất lý tưởng để sản xuất các hợp chất thay thế nhựa. 
Ông Đinh Xuân Lập, Phó giám đốc ICAFIS
Ông Đinh Xuân Lập, Phó giám đốc ICAFIS mong muốn chương trình sẽ tạo ra những giá trị thiết thực cho cộng đồng, xã hội và doanh nghiệp

Với mục tiêu giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện môi trường biển và phát triển sinh kế cộng đồng, ICAFIS hợp tác với nhãn hàng JAPIFOODS thúc đẩy Chương trình “Blue Ocean – Blue Foods”.  Ông Đinh Xuân Lập, Phó Giám đốc ICAFIS cho biết, các hoạt động của dự án sẽ hướng đến mục tiêu nâng cao nhận thức cộng đồng ven biển về biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường biển; Thúc đẩy chương trình đồng hành doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường biển “Blue Ocean”; Thúc đẩy chuỗi kinh tế tuần hoàn, có trách nhiệm, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu vùng ven biển “Blue Foods”; Thúc đẩy liên minh thực phẩm thủy sản có trách nhiệm “Blue Foods Alliance”.
Bà Nguyễn Thị Sâm, Giám đốc JAPIFOODS
Bà Nguyễn Thị Sâm, Giám đốc JAPIFOODS cam kết sẽ cùng ICAFIS cung cấp giống rong biển miễn phí cho cộng đồng ngư dân ven biển
Tham gia dự án, bà Nguyễn Thị Sâm, Giám đốc JAPIFOODS chia sẻ: “JapiGoods cam kết đóng góp 10% trên tổng doanh thu của công ty cho chương trình và luôn sát cánh cùng chương trình. Chúng tôi sẽ cùng ICAFIS cung cấp giống rong biển miễn phí cho cộng đồng ngư dân ven biển và thu mua sản phẩm rong biển đó để tạo ra các sản phẩm của chúng tôi, hướng đến một chuỗi kinh tế tuần hoàn toàn diện và có trách nhiệm”. Bà Sâm cho hay. 
Theo báo cáo của Cục Thủy sản, diện tích trồng rong biển tiềm năng của cả nước khoảng 900.000 ha (tương đương 600 – 700 nghìn tấn rong khô/năm). Rong biển là nguyên liệu xanh, có thể hấp thụ carbon từ khí quyển và trung hòa axit đại dương, đang được kỳ vọng trở thành giải pháp giúp làm sạch hành tinh. Sinh kế của người dân sống ở các vùng ven biển phụ thuộc vào chất lượng nước và môi trường sống trong các hệ sinh thái biển phong phú này.
 
Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân phát biểu chỉ đạo
Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân phát biểu chỉ đạo

Phát biểu tại buổi lễ, Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân cho biết, hiện nay, những người đã làm việc lĩnh vực nuôi trồng và chế biến rong biển tại nước ta rất muốn tạo ra làn sóng về sản lượng rong biển. Tuy nhiên, thực tế, một số doanh nghiệp đã có công nghệ để nuôi rong biển thành công, nhưng sản phẩm vẫn còn khiêm tốn.
Các đại biểu tham gia Lễ ký kết và chụp ảnh lưu niệm
Các đại biểu tham gia Lễ ký kết và chụp ảnh lưu niệm

Cục trưởng mong muốn, sau khi ký kết, các đơn vị cần có kế hoạch triển khai dự án cụ thể. “Cục Thủy sản và các đơn vị cam kết sẽ đồng hành cùng dự án, điều quan trọng nhất là người dân và doanh nghiệp phải thực sự được hưởng lợi khi triển khai thực hiện. Do vậy, cần sớm tổ chức vùng nguyên liệu chất lượng, từ đó có hướng triển khai nguyên liệu thành các sản phẩm đa giá trị, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu”. Cục trưởng Luân nhấn mạnh. 
 
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, Việt Nam có hơn 800 loài rong biển, trong đó có 90 loài có giá trị kinh tế. Có 20 loài rong biển chứa agar hoặc carrageenan trong đó có 7 loài rong biển phổ biến có giá trị kinh tế cao như: Caulerpa lentillifera (rong nho); Gracilaria tenuistipitata; Gracilaria Firma; Gracilariopsis bailinae; Kappaphycus alvarezii; Kappaphycus striatus và Eucheuma denticulatum.
 
Một số sản phẩm được làm từ rong sụn, hàu nuôi trồng tại Việt Nam
Một số sản phẩm được làm từ rong sụn, hàu nuôi trồng tại nước ta

Nguồn tin: Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Liên kết
c12
....
c11
     
c10
 
c9
     
c8
 
c7
     
c6
 
c5
     
c4
 
c3
     
c2
 
c1
     

Văn bản - Chỉ đạo điều hành

127/CĐ-TTg

Công điện số 127/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

lượt xem: 29 | lượt tải:13

18/CV-NMVN

Công văn gửi Cục trưởng Cục Kiểm ngư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

lượt xem: 72 | lượt tải:40

40/CT-TTg

Chỉ thị 40/CT-TTg 2024 về tăng cường công tác quản lý tài sản công tại các tổ chức hội

lượt xem: 56 | lượt tải:39

126/2024/NĐ-CP

Nghị định số 126/2024/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội

lượt xem: 122 | lượt tải:62

12/2024/TT-BYT

Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 20-l:2024/BYTđối với giới hạn các chất ô nhiễm trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe

lượt xem: 238 | lượt tải:114
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây