HIỆP HỘI NƯỚC MẮM VIỆT NAMhttps://hiephoinuocmamvietnam.org.vn/uploads/picture12-300x148.png
Thứ tư - 22/11/2023 05:294650
Nỗ lực đảm bảo chất lượng sản phẩm nước mắm từ tàu cá đến bàn ăn, đòi hỏi sự phối hợp giữa nhiều cá nhân, tổ chức trong chuỗi quy trình chế biến và sản xuất. Đây là mục tiêu phối hợp chung giữa Hiệp hội Nước mắm Việt Nam và Hội Nghề cá Việt Nam.
Nguồn nguyên liệu an toàn, chất lượng là yếu tố tiênquyết để ngành sản xuất nước mắm ngày càng phát triển bền vững. Từ thực tiễn đó, Hiệp hội Nước mắm Việt Nam đã phối hợp với Hội Nghề cá Việt Nam, Viện Nghiên cứu Hải sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) tổ chức Hội thảo “Bảo vệ nguồn cá để phát triển bền vững ngành sản xuất nước mắm ở Việt Nam”.
Tại hội thảo, ông Phùng Đức Tiến – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề xuất: “Hiệp hội Nước mắm Việt Nam, Hội Nghề cá Việt Nam, Viện Nghiên cứu Hải sản, cùng các chuyên gia, các nhà nghiên cứu và đại diện các doanh nghiệp đánh giá kỹ nguồn lợi và các biện pháp bảo vệ, phát triển bền vững nguồn nguyên liệu cá làm nước mắm ở Việt Nam, thực trạng, những khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp, chính sách cụ thể, để cùng nhau phối hợp chặt chẽ, thực hiện hiệu quả nhằm khai thác bến vùng, nguồn lợi hải sản, cho chuỗi sản phẩm nước mắm Việt Nam, đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế.”
Tại hội thảo, TS Vũ Việt Hà – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hải sản trình bày tham luận “Nguồn lợi và các biện pháp bảo vệ, phát triển bền vững nguồn nguyên liệu cả sản xuất nước mắm ở Việt Nam”.
Báo cáo của ông cho hay, Việt Nam có nguồn lợi hải sản dồi dào, đặc biệt là các loài cá nổi nhỏ (cá cơm, cá nục, cá trích) dùng trong sản xuất nước mắm. Đây là nhóm cá có hàm lượng vi chất cao, giàu protein, calci, phospho, kali, selen, magne… Tuy nhiên, những năm gần đây, nguồn hải sản tại nước ta đang có dấu hiệu suy giảm do bị khai thác quá mức.
Ông Đinh Xuân Lập – Phó Giám đốc ICAFIS, Hội Nghề cá Việt Nam trình bày tham luận “Khai thác bền vững nguồn lợi hải sản cho chuỗi sản xuất nước mắm Việt Nam”. Theo thống kê, mỗi năm nước ta sản xuất khoảng 250 triệu lít nước mắm. Nước mắm Việt Nam cũng được xuất khẩu sang 20 thị trường nước ngoài, đóng góp cho quốc gia khoảng 6.000 tỷ đồng/năm.
Tiềm năng là vậy, nước mắm Việt Nam vẫn tồn tại nhiều điểm yếu khi xuất khẩu sang thị trường quốc tế khó tính. Một trong những thách thức là các yêu cầu quản lý chất lượng và truy xuất nguồn gốc. Ví dụ, sản phẩm cần đáp ứng chỉ tiêu về histamine – một tiêu chuẩn mà thị trường châu Âu kiểm tra khá nghiêm ngặt.
Để đưa đến cho người tiêu dùng sản phẩm nước mắm an toàn, các nhà sản xuất cần đảm bảo về chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm trong suốt quá trình triển khai chuỗi đánh bắt hải sản, sản xuất, chế biến và kinh doanh nước mắm. Do đó, Hiệp hội Nước mắm Việt Nam đã ký kết Biên bản Kế hoạch Phối hợp hành động với Hội Nghề cá Việt Nam nhằm đạt được các mục tiêu phát triển ngành nước mắm Việt Nam.
Trong quá trình hợp tác, hai đơn vị cần phát huy thế mạnh của mình, vận động hội viên tích cực tham gia vào công tác bảo đảm chất lượng, an toàn gắn với việc sử dụng nước mắm và các mặt hàng thủy sản khác.
Kết luận buổi hội thảo, PGS.TS Trần Đáng – Chủ tịch Hiệp hội Nước mắm Việt Nam khẳng định, hiệp hội luôn hỗ trợ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên; Đẩy mạnh quảng bá, bảo vệ thương hiệu, khả năng cạnh tranh và xuất khẩu.
Đặc biệt, trong thời gian tới, Hiệp hội Nước mắm Việt Nam hướng tới xây dựng dự thảo tiêu chuẩn về chất lượng, nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp.
Kết luận buổi hội thảo, PGS.TS Trần Đáng – Chủ tịch Hiệp hội Nước mắm Việt Nam khẳng định, hiệp hội luôn hỗ trợ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên; Đẩy mạnh quảng bá, bảo vệ thương hiệu, khả năng cạnh tranh và xuất khẩu.
Đặc biệt, trong thời gian tới, Hiệp hội Nước mắm Việt Nam hướng tới xây dựng dự thảo tiêu chuẩn về chất lượng, nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp.
Theo Khỏe+: Hiệp hội Nước mắm Việt Nam: Cần bảo vệ nguồn cá để phát triển bền vững (suckhoecong.vn)