Hiệp hội Nước mắm Việt Nam là hội viên tập thể và thành viên Ban Thường vụ Hội Thuỷ sản Việt Nam tham dự Hội nghị sơ kết công tác Hội Thủy sản

Thứ ba - 30/07/2024 12:19 378 0
Thảo luận tại Hội nghị sơ kết công tác Hội Thủy sản 6 tháng đầu năm và bàn kế hoạch hoạt động 6 tháng cuối năm, các đại biểu cho rằng, Hội cần phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò của mình trong công tác tuyên truyền chống khai thác bất hợp pháp IUU. 
Sáng 30/7 tại Hà Nội, Hội Thủy sản Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban thường vụ (mở rộng). Ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Thủy sản Việt Nam và ông Nguyễn Chu Hồi, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng chủ trì Hội nghị. 
Toàn cảnh hội nghị Hội Thủy sản Việt Nam
Sáng 30/7 tại Hà Nội, Hội Thủy sản Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban thường vụ (mở rộng)
Đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành 
Mở đầu Hội nghị, ông Hoàng Đình Yên, Tổng Thư ký Hội Thủy sản Việt Nam đã trình bày báo cáo tóm tắt hoạt động của Hội trong 6 tháng qua. 
Cụ thể, Hội đã tiếp tục hoàn thiện Đề án đổi mới tổ chức hoạt động; Thành lập Tổ phát triển và dịch vụ hội viên để thực hiện thí điểm giai đoạn trước mắt; Kết nạp thêm 1 đơn vị hội viên tập thể. Đến nay, toàn Hội có 85 hội viên tập thể, 6 Hiệp hội chuyên ngành nghề và 31 hội thủy sản/hội nghề cá địa phương là hội thành viên của Hội. Bên cạnh đó, Hội còn tham gia, tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhằm bảo vệ quyền lợi của hội viên, doanh nghiệp và ngư dân, hướng dẫn thực hiện tốt các quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, của Ban Bí thư và các Bộ ngành về IUU. 
Trong 6 tháng đầu năm 2024, hoạt động sản xuất, kinh doanh thủy sản về khai thác, nuôi trồng, chế biến, tiêu thụ có nhiều khó khăn do thị trường tiêu thụ giảm, chi phí đầu vào cao, giá các loại sản phẩm giảm. Hội cũng đã thường xuyên động viên các hội viên triển khai đẩy mạnh sản xuất góp phần thực hiện nhiệm vụ chung của ngành.
Ông Hoàng Đình Yên, Tổng Thư ký Hội Thủy sản Việt Nam
Ông Hoàng Đình Yên, Tổng Thư ký Hội Thủy sản Việt Nam trình bày báo cáo tóm tắt công tác hoạt động của Hội trong 6 tháng qua. 
Bên cạnh đó, Hội đã chủ động tổ chức các hội thảo chuyên đề, tìm giải pháp để phát triển nuôi trồng thủy sản; đề xuất Bộ NN&PTNT, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố giải pháp giải quyết khó khăn cho người nuôi nhất là về nuôi tôm, cá tra. Đáng chú ý, cuối tháng 3 vừa qua, Hội đã phối hợp cùng Tạp chí Thủy sản tổ chức thành công Hội chợ Triển lãm quốc tế công nghệ ngành tôm Việt Nam (Vietshrimp) lần thứ 5 năm 2024 tại tỉnh Cà Mau, cùng với đó là 4 phiên hội thảo chuyên đề với sự tham gia của các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia, doanh nghiệp cùng hàng ngàn đại biểu trong và ngoài nước. 
Ngoài những nhiệm vụ đã hoàn thành, công tác hội trong 6 tháng qua cũng gặp một số khó khăn như hoạt động sản xuất kinh doanh của các hội viên, doanh nghiệp còn hạn chế do tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp, thị trường có sự cạnh tranh gay gắt về giá, nguồn cung nguyên liệu giảm, chi phí sản xuất tăng, giá bán sản phẩm giảm, tiêu thụ chậm, nguồn vốn vay khó khăn,…Một số tỉnh Hội hoạt động giảm sút, cơ chế hoạt động còn bị động, ít có được sự hỗ trợ. Mối quan hệ giữa trung ương Hội với một số hội thành viên và hội viên tập thể chưa thực sự gắn bó, thiếu trao đổi thông tin 2 chiều, do vậy, thông tin không đầy đủ và thiếu kịp thời.
Trong khi đó, với vai trò là đại biểu quốc hội khóa XV, đồng thời trên cương vị là Phó Chủ tịch thường trực Hội Thủy sản Việt Nam, ông Nguyễn Chu Hồi chia sẻ, thời gian qua, ông luôn tích cực tham gia các đoàn giám sát tối cao đi các tỉnh, khảo sát thực tế tại các địa phương, từ đó có nhiều cơ hội để đồng hành cùng ngư dân. Nhiều chương trình hỗ trợ, tuyên truyền đã giúp họ hiểu được tầm quan trọng của việc thúc đẩy phát triển nghề cá có trách nhiệm, nỗ lực thực thi đúng luật thủy sản đặc biệt là những quy định để sớm gỡ cảnh báo thẻ vàng của EC. Bên cạnh đó, ông Hồi cũng tham gia xây dựng một số chính sách liên quan đến việc thúc đẩy hoạt động nuôi biển và đẩy mạnh công tác đồng quản lý trong nghề cá. 

Nhiều vấn đề cần sớm được tháo gỡ

Tiếp đó, các đại biểu đã tập trung thảo luận một số vấn đề liên quan đến ngành thủy sản hiện nay như những bất cập trong quy định về kích thước khai thác cá ngừ vằn đang gây khó cho ngư dân và khan hiếm nguyên liệu đối với doanh nghiệp xuất khẩu. Cùng với đó là việc cấp phép và giao mặt nước biển phục vụ nuôi trồng thủy sản vẫn còn nhiều thủ tục chồng chéo, chưa thể khuyến khích ngư dân nuôi biển, đặc biệt là nuôi công nghệ cao. Không chỉ vậy, hiện nay, quy hoạch vùng nuôi tại các tỉnh vẫn còn hạn chế. Ngoài ra, một số ý kiến cho rằng, cần thành lập quỹ nhân đạo nghề cá hỗ trợ thăm nom gia đình của các ngư dân bị nạn trên biển,...  Tại Hội nghị, đại diện các đơn vị quản lý trực tiếp của ngành thủy sản cũng nêu ra vấn đề rất nóng hiện nay đó là thực hiện nhiệm vụ chống khai thác bất hợp pháp IUU. 
Phó Chủ tịch thường trực Hội Thủy sản Việt Nam Nguyễn Chu Hồi
Phó Chủ tịch thường trực Hội Thủy sản Việt Nam Nguyễn Chu Hồi nêu vai trò của đại biểu quốc hội trong giải quyết các vấn đề lĩnh vực thủy sản. 

Về phía Cục Thủy sản, ông Vũ Duyên Hải, Trưởng phòng khai thác thủy sản đánh giá, thời gian qua, Cục Thủy sản luôn phối hợp chặt chẽ cùng các cấp của Hội Thủy sản Việt Nam để tổ chức tuyên truyền thăm hỏi ngư dân, tham gia chương trình cùng ngư dân thắp sáng đèn biển. Ông Hải đề xuất thời gian tới, các cấp Hội sẽ tiếp tục phối hợp cùng Cục để thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, trước mắt là công tác tuyên truyền giúp ngư dân tuân thủ pháp luật để có thể sớm gỡ được thẻ vàng trong tháng 10 tới đây. 
Ông Vũ Duyên Hải, Trưởng phòng khai thác thủy sản (Cục Thủy sản)
Ông Vũ Duyên Hải, Trưởng phòng khai thác thủy sản (Cục Thủy sản) chia sẻ.

Ông Lê Trần Nguyên Hùng, Trưởng phòng Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản (Cục Kiểm ngư) cho biết, hiện nay cả hệ thống chính trị đã cùng vào cuộc để chống đánh bắt và khai thác thủy sản bất hợp pháp. Cục Kiểm ngư rất mong muốn Hội Thủy sản sẽ là cánh tay nối dài của Cục, qua đó phát huy vai trò của mình tuyên truyền hiệu quả các chính sách thực thi pháp luật tới từng ngư dân và gia đình của họ, đặc biệt với nhóm tàu cá có nguy cơ vi phạm ở vùng biểu nước ngoài, qua đó góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu chung của toàn ngành là sớm gỡ thẻ vàng. 
Ông Lê Trần Nguyên Hùng, Trưởng phòng Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản
Ông Lê Trần Nguyên Hùng, Trưởng phòng Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản (Cục Kiểm ngư) phát biểu. 


Tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm

Kết luận Hội nghị Ban thường vụ (mở rộng) Hội Thủy sản Việt Nam, Chủ tịch Nguyễn Việt Thắng hoan nghênh tinh thần tham gia cũng như đóng góp ý kiến tích cực từ các đại biểu, các đơn vị quản lý ngành, các hội thành viên. Đây sẽ là cơ sở để Ban thường vụ Hội rà soát, bổ sung, tổng kết lại các nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện từ nay đến cuối năm, qua đó sẽ góp phần phát huy thực sự vai trò của Hội đối với sự phát triển chung của ngành thủy sản Việt Nam. Đặc biệt, Hội sẽ luôn là điểm tựa vững chắc, là cánh tay nối dài, hiệu quả, đắc lực của cộng đồng ngư dân và doanh nghiệp. 
Chủ tịch Hội Thủy sản Việt Nam Nguyễn Việt Thắng
Chủ tịch Hội Thủy sản Việt Nam Nguyễn Việt Thắng kết luận Hội nghị. 
Những ý kiến được nêu ra đều rất chính xác, tập trung giải quyết quyền lợi và mong mỏi của ngư dân. Do vậy, Chủ tịch Nguyễn Việt Thắng cũng đề nghị Ban Thư ký Hội sẽ sớm tập hợp các nội dung này thông qua văn bản cụ thể. Liên quan đến nhiệm vụ đồng quản lý mà Bộ NN&PTNT giao cho Hội tham gia thực hiện cùng Cục Thủy sản và Cục Kiểm ngư, ông Thắng đề nghị các đơn vị tham gia cần có kế hoạch triển khai cụ thể. 
Về nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, Hội Thủy sản Việt Nam sẽ tiếp tục củng cố và phát triển thêm nhiều hội viên tập thể là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Thường xuyên nắm bắt thông tin, kịp thời phản đối các các hành vi xâm phạm đến lợi ích của ngư dân, hành động cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của ngư dân và doanh nghiệp. Kiến nghị các cơ quan chức năng có biện pháp bảo vệ và hỗ trợ ngư dân khi hoạt động sản xuất trên biển, tạo điều kiện để ngư dân yên tâm sản xuất.
 Bên cạnh đó, Hội sẽ phối hợp với Cục Kiểm ngư, Cục Thủy sản nghiên cứu tổ chức mô hình đồng quản lý trong nghề cá nhằm đổi mới tư duy và thúc đẩy sự phát triển thủy sản; Tham gia đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, các chương trình, dự án, hoạt động tư vấn, phản biện, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và hợp tác quốc tế,...

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Liên kết
c12
....
c11
     
c10
 
c9
     
c8
 
c7
     
c6
 
c5
     
c4
 
c3
     
c2
 
c1
     

Văn bản - Chỉ đạo điều hành

12/2024/TT-BYT

Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 20-l:2024/BYTđối với giới hạn các chất ô nhiễm trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe

lượt xem: 89 | lượt tải:51

04/2024/NQ-HĐTP

Nghị quyết số 04/2024/NQ-HĐTP hướng dẫn về truy cứu trách nhiệm hình sự đối hành vi khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thủy sản

lượt xem: 78 | lượt tải:58

17/2023/TT-BYT

Thông tư số 17/2023/TT-BYT sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

lượt xem: 318 | lượt tải:192

19/2023/QH15

Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

lượt xem: 307 | lượt tải:223

19/QĐ-NMVN

Quyết định về việc ban hành “Mười điều quy tắc đạo đức” trong hoạt động của Hiệp hội nước mắm Việt Nam

lượt xem: 291 | lượt tải:208
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây