HIỆP HỘI NƯỚC MẮM VIỆT NAMhttp://hiephoinuocmamvietnam.org.vn/uploads/picture12-300x148.png
Thứ ba - 18/06/2024 03:575930
Bài thơ “Nước mắm” của Tác giả Lê Tân (Nhà nghiên cứu văn hóa ẩm thực, chuyên gia tổ chức các sự kiện lễ hội ẩm thực);đã được in trong tập Lục bát Món Huế, vừa được NXB Hội Nhà Văn cấp phép.
Lục bát “Nước mắm” --*-- Gia vị thực dưỡng tinh hoa,
Mang nhiều tinh chất, như là thuốc tiên.
Từ nguồn cá biển dịu hiền,
Ướp muối ủ chượp, hóa liền mắm tươi.
Vị thơm say đắm bao người,
Sứ giả từ biển, cho đời mặn môi.
Từng giọt nguyên liệu đất trời,
Mồ hôi hổ phách, ngời ngời ngát hương.
Nước mắm hồn cốt yêu thương,
Mỹ vị chế biến, đủ đường món ngon.
Cuốn sách gồm 105 món ăn và gia vị Huế được mặc định mỗi bài 4 cặp lục bát, cuối tập thơ có thêm 15 bài gia vị (mỗi bài 5 cặp lục bát) đã được Tác giả là người yêu văn thơ, nghiên cứu về Văn hóa Ẩm thực, tâm huyết với việc thúc đấy phát triển lan tỏa món ăn và gia vị Việt Nam trong đó có nước mắm.
Tác giả đã lấy nguồn cảm hứng từ tác phẩm “Thực phổ bách thiên (1913) của Bà Trương Đăng Thị Bích (1862 – 1947) bút hiệu Tỷ Quê, được xem là cuốn sách dạy nấu ăn độc đáo, đầu tiên của Huế với 102 bài thơ viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt. Phần tổng luận nói về nguyên tắc chính trong nghệ thuật nấu ăn kiểu Huế và bài kết thúc là nấu nước mắm (Hướng dẫn cách pha chế nước mắm).
Thông qua nghệ thuật ngôn từ, Tác giả đã mô tả cả quá trình chuỗi sản xuất nước mắm, công việc không hề đơn giản nhưng đã theo chân những người làm nước mắm bao đời nay, nhiều người tuổi thơ hoặc cả cuộc đời gắn với nghề làm nước mắm cùng với những kỷ niệm về gia đình, quê hương, đất nước. Tuy nhiên, để phổ thơ lục bát mô tả tất cả quá trình từ nguyên liệu chế biến cho đến bàn ăn, thì đến nay mới chỉ có Tác giả Lê Tân là duy nhất.
Thật tuyệt vời, từ cá tươi, muối biển cho đến phương pháp chế biến, quy trình và đến thành phẩm đạt được có màu sắc, chất lượng, mùi vị… vừa lòng người tiêu dùng. Bài thơ phân chia các giai đoạn làm nên giọt nước mắm rất rõ ràng đã giúp người đọc hình dung đơn giản nhất cả chuỗi sản xuất cho đến tiêu dùng, đồng thời là gia vị chủ đạo trong nhiều món ngon dân dã và bổ dưỡng. Không cầu kỳ, trừu tượng, bài thơ toát lên sự bình dị, chân phương dễ đọc, dễ hiểu và làm độc giả nhớ quê hương, nhớ vị mặn mòi, ngọt đạm xưa cũ không quên.
Tác giả đã chắp cánh cho nước mắm - loại gia vị “Quốc hồn quốc túy” của người Việt trong mỗi bữa ăn, trở thành niềm tự hào trong tâm thức mỗi người con đất Việt khi nhắc đến ẩm thực quê hương. Trong hầu hết các món ăn Việt Nam, nước mắm là một gia vị chính không thể thiếu. Đỉnh cao của nước mắm chính là hồn cốt của món ăn.
Chân thành cảm ơn tác giả vì đã đam mê món ăn, gia vị đặc biệt là nước mắm và phổ thành thơ, hy vọng bản dịch có tiếng Anh để giới trẻ Việt kiều gần, xa chúng ta sẽ biết đến giá trị của nước mắm, hoặc được phổ nhạc để người nghe dễ tiếp thu, biết được nghề cổ truyền và món ngon nếu có nước mắm. Đó cũng là chính ước mơ của Tác giả “Một ngày nào đó món ăn Việt Nam sẽ có mặt trên bàn ăn của cư dân toàn thế giới”. Theo đó hồn cốt món ăn là nước mắm cũng sẽ có mặt trên toàn thế giới và đó cũng là sứ mệnh của Hiệp hội Nước mắm Việt Nam “Kế thừa và Phát triển”.